Sau khi đã lựa chọn
loại hình doanh nghiệp và ngành, nghề kinh doanh cũng như mô hình tổ
chức quản lý và tên doanh nghiệp phù hợp với chiến lược kinh doanh, đã
đến lúc bạn cần đăng ký khởi đầu doanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh
của mình. Vậy thì, Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký như thế nào?
Trước tiên, cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ, bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH một thành viên;
- Dự thảo Điều lệ công ty;
-
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại
Điều 24 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của chủ sở hữu công ty (trường hợp
chủ sở hữu công ty là cá nhân);
Bản sao hợp lệ quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương
khác của chủ sở hữu công ty (trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức);
-
Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với Công ty TNHH một thành
viên được tổ chức quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều 67 của Luật
Doanh nghiệp lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo
danh sách này phải có Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá
nhân quy định tại Điều 24 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của từng đại diện
theo ủy quyền;
-
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại
Điều 24 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền đối
với Công ty TNHH một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại
khoản 4 Điều 67 của Luật Doanh nghiệp;
- Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định (trường hợp đăng ký kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định);
- Bản sao chứng chỉ hành nghề (trường hợp đăng ký kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề).
Tiếp theo, bạn hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.
Phòng
Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh sẽ xem xét hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và
cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 05 ngày làm việc
nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ.
Lưu ý:
Người
thành lập doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, chính xác, trung thực,
hợp pháp của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
|
Sau
khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để có thể chính thức
hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục sau:
Khắc dấu: doanh nghiệp phải khắc dấu, sau đó đăng ký mẫu dấu tại cơ quan Công an, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Các thủ tục liên quan đến đăng ký thuế:
Sau khi có mã số doanh nghiệp (đồng thời là mã số thuế), doanh nghiệp
cần thực hiện một số thủ tục về thuế tại cơ quan thuế, như thủ tục tạo
và phát hành hóa đơn; thủ tục mua, cấp hóa đơn; thủ tục kê khai nộp
thuế,…
Đăng bố cáo: Trong thời hạn 30 ngày,
kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp
thực hiện đăng bố cáo doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh
nghiệp quốc gia với các nội dung bố cáo:
- Tên doanh nghiệp;
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định;
-
Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc số đăng
ký kinh doanh của chủ sở hữu, của thành viên;
-
Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ
chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp;
Nơi đăng ký kinh doanh.